Chat ngay
Chat Zalo

Gọi 08 8888 4418

Những câu hỏi thường gặp về trồng răng Implant

Trồng răng Implant là một trong những phương pháp phục hình răng hiệu quả nhất hiện nay. Nhờ khả năng tích hợp với xương hàm, phương pháp này không chỉ khôi phục chức năng ăn nhai mà còn duy trì cấu trúc xương, ngăn ngừa tiêu xương hiệu quả. Trong bài viết này, My Smile sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình trồng răng Implant, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và giải đáp những thắc mắc thường gặp, giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước khi đưa ra quyết định.

Tìm hiểu về trồng răng Implant 

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất hiện đại và mang lại hiệu quả thẩm mỹ, ăn nhai, bảo tồn xương hàm nhất hiện nay. Răng Implant là một cấu trúc răng nhân tạo được thiết kế để thay thế răng đã mất bằng cách cấy ghép một trụ Titanium vào xương hàm. Trụ này hoạt động như một chân răng thật, tích hợp với xương hàm xung quanh. Nhờ vậy, răng Implant vừa duy trì cấu trúc xương hàm như răng thật, vừa có độ bền chắc vượt trội so với các phương pháp phục hình răng khác.

cấu tạo răng implant

Một chiếc răng Implant hoàn chỉnh gồm 3 phần chính:

  • Trụ Implant: Làm từ Titanium tinh khiết, có khả năng tương thích sinh học cao, giúp xương hàm bám chặt vào bề mặt trụ.
  • Abutment (khớp nối): Được gắn lên trụ Implant sau khi quá trình tích hợp xương hoàn tất, đóng vai trò kết nối giữa trụ Implant và mão răng sứ bên trên.
  • Mão răng sứ: Là phần thân răng giả được chế tác từ sứ cao cấp, có hình dạng và màu sắc tương đồng với răng thật, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Vì sao trồng răng sau khi đã mất lại quan trọng?

  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm: Sau khi mất răng, xương hàm tại vị trí đó bắt đầu tiêu biến do không còn nhận được kích thích từ hoạt động ăn nhai. Trung bình, trong năm đầu tiên sau khi mất răng, xương có thể tiêu đến 25% thể tích. Nếu không trồng răng kịp thời trong giai đoạn này, vùng xương tiếp tục tục lõm xuống khiến các răng còn lại bị xô lệch và làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt. 
  • Khôi phục chức năng ăn nhai: Răng đóng vai trò nghiền nhỏ thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa. Khi mất răng, lực nhai không còn phân bổ đều, các răng còn lại phải chịu tải trọng lớn hơn, dễ bị mòn hoặc suy yếu. Người mất răng lâu năm có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa.
  • Ngăn tình trạng xô lệch răng: Khi mất răng, khoảng trống để lại khiến các răng lân cận dần nghiêng vào vị trí trống, gây lệch khớp cắn. Về lâu dài, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng như lệch mặt, sai khớp thái dương hàm. 
  • Duy trì thẩm mỹ khuôn mặt: Xương hàm đóng vai trò nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương tiêu đi do mất răng, vùng má và môi có thể bị hóp lại, khiến gương mặt trông già hơn. Trồng răng kịp thời giúp duy trì độ đầy đặn của khuôn mặt, giữ nụ cười tự nhiên và cân đối.

Những câu hỏi thường gặp về trồng răng Implant

Sau đây là các câu hỏi được nhiều người quan tâm về trồng răng Implant:

Trồng răng Implant có đau không?

Trong quá trình cấy ghép, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ tại chỗ nên hầu như không cảm thấy đâu. Đối với những trường hợp lo lắng hoặc sợ đau quá mức, một số nha khoa còn áp dụng gây tê vùng hoặc gây tê nhẹ để bệnh nhân cảm thấy thư giãn hơn. 

Ngoài ra, mức độ khó chịu còn phụ thuộc vào số lượng trụ và tình trạng xương hàm của người bệnh. Cấy ghép một trụ đơn lẻ thường ít đau hơn so với trường hợp cấy nhiều trụ hoặc cấy toàn hàm. Với những bệnh nhân cần cấy ghép xương, có thể cảm thấy ê nhiều hơn trong vài ngày đầu. 

Sau khi hết thuốc tê, có thể xuất hiện cảm giác ê hoặc sưng nhẹ trong 1-3 ngày, tương tự như cảm giác sau khi nhổ răng. Nhưng mức độ khó chịu này có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. 

Thời gian hồi phục sau khi cấy ghép Implant là bao lâu?

Quá trình hồi phục sau khi cấy ghép Implant diễn ra qua 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: 24-72 giờ đầu: Giai đoạn lành thương mô mềm: Sau khi cấy trụ, vùng nướu có thể hơi sưng hoặc ê nhẹ, nhưng tình trạng này sẽ giảm dần sau 2-3 ngày.
  • Giai đoạn 2: 2-6 tuần: Giai đoạn ổn định mô nướu: Mô nướu xung quanh trụ Implant sẽ dần lành lại, ôm sát lấy trụ, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tích hợp xương.
  • Giai đoạn 3: 3-6 tháng: Giai đoạn tích hợp xương: Đây là giai đoạn trụ Implant và xương hàm kết hợp với nhau thông qua quá trình tích hợp xương. 

Đối với những trường hợp cấy Implant tức thì hoặc có chất lượng xương tốt, thời gian tích hợp có thể rút ngắn chỉ còn 6-8 tuần. Tuy nhiên, nếu cần ghép xương hoặc nâng xoang, bệnh nhân có thể cần đến 6 tháng để đảm bảo độ vững chắc trước khi gắn mão răng sứ.

Ai nên và không nên trồng răng Implant?

Đối tượng nên trồng răng Implant?

  • Người mất một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ răng: Trồng răng Implant giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ mà không ảnh hưởng đến các răng còn lại.
  • Người có xương hàm khỏe mạnh: Nếu mật độ xương tốt, quá trình cấy ghép sẽ diễn ra thuận lợi và rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Người muốn giải pháp phục hình lâu dài: So với cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp, Implant có tuổi thọ cao hơn, không gây tiêu xương và mang lại cảm giác tự nhiên như răng thật.
  • Người không muốn sử dụng hàm giả tháo lắp: Hàm giả có thể gây bất tiện khi ăn nhai và lỏng lẻo theo thời gian. Implant là giải pháp thay thế bền vững hơn.
  • Người có sức khỏe ổn định: Những người không mắc các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường không kiểm soát, loãng xương nặng hoặc rối loạn đông máu có thể thực hiện cấy ghép an toàn.

>>> Đọc thêm bài viết “So sánh trồng răng Implant, cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp” 

Đối tượng không nên hoặc cần cân nhắc khi trồng răng Implant?

  • Người dưới 18 tuổi: Ở độ tuổi này, xương hàm vẫn đang phát triển, nên việc cấy ghép có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của răng trong tương lai.
  • Người bị tiêu xương hàm nghiêm trọng: Nếu mất răng quá lâu, xương hàm có thể bị tiêu biến. 
  • Người mắc bệnh lý nghiêm trọng: Những bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch nặng hoặc ung thư xương có thể làm chậm quá trình lành thương, ảnh hưởng đến sự tích hợp của trụ Implant.
  • Người hút thuốc lá nhiều: Nicotine làm giảm lưu lượng máu đến nướu và xương, khiến trụ Implant khó tích hợp và làm tăng nguy cơ thất bại. 
  • Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ nên tránh thực hiện các thủ thuật nha khoa lớn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tuổi thọ của răng Implant là bao lâu?

Tuổi thọ răng Implant là bao lâu?

Các nghiên cứu được công bố trên Journal of Dental Research chỉ ra rằng, 80-90% trụ Implant vẫn hoạt động tốt sau 20 năm sử dụng nếu bệnh nhân tuân thủ chế độ chăm sóc đúng cách. Vì vậy, tuổi thọ răng Implant rất dài so với với các phương pháp phục hình răng khác. 

>>> Xem thêm bài viết: Tuổi thọ và độ bền của răng Implant

Biến chứng có thể xảy ra khi trồng răng Implant là gì?

Biến chứng trong quá trình cấy ghép Implant

  • Chảy máu kéo dài: Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng chảy máu kéo dài trong và sau khi thực hiện cấy ghép Implant, đặc biệt nếu họ có vấn đề về đông máu hoặc không tuân thủ chỉ dẫn chăm sóc sau phẫu thuật. 
  • Vỡ hoặc gãy trụ Implant: Trong trường hợp hiếm, trụ Implant có thể bị vỡ hoặc gãy trong quá trình phẫu thuật do lực tác động mạnh hoặc tình trạng xương hàm không đủ chắc khỏe để chịu được trụ Implant. 

Biến chứng sau khi cấy ghép Implant

  • Viêm nhiễm quanh Implant: Đây là tình trạng viêm nhiễm nướu quanh trụ Implant. Nguyên nhân chủ yếu là do không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc vi khuẩn xâm nhập vào vùng xung quanh Implant. 
  • Lỏng trụ Implant: Trụ Implant có thể bị lỏng do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như quá trình tích hợp xương không thành công, bệnh lý răng miệng hoặc lực nhai quá mạnh. 
  • Tổn thương cấu trúc xung quanh: Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, có thể xảy ra tổn thương đến các cấu trúc xung quanh như mạch máu hoặc dây thần kinh, đặc biệt là trong các ca phẫu thuật khó. 

Quy trình trồng răng Implant diễn ra như thế nào?

Quy trình trồng răng Implant

Quá trình trồng răng Implant trải qua 3 giai đoạn quan trọng sau: 

Giai đoạn 1: Thăm khám & lập kế hoạch điều trị

Trước khi tiến hành cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, tìm hiểu về lịch sử bệnh lý của bệnh nhân và xác định xem có đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép hay không. 

Nha sĩ sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng, chụp CT Cone Beam 3D để đánh giá chất lượng xương hàm. Nếu xương hàm không đủ mật độ hoặc bị tiêu xương, bệnh nhân có thể cần thực hiện ghép xương hoặc nâng xoang để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình cấy ghép.

Giai đoạn 2: Cấy trụ Implant

Bước tiếp theo là phẫu thuật cấy trụ Implant vào xương hàm. Trong suốt quá trình này, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ để giảm đau và khó chịu. Quá trình này diễn ra trong khoảng 20-30 phút.

Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ trong khoảng 20-30 phút. Cùng lúc đó, nha sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. 

Sau khi cấy ghép, trụ cần thời gian 3-6 tháng để tích hợp chắc chắn vào xương hàm. Nếu dùng trụ Straumann thì chỉ mất khoảng 6 tuần.

Giai đoạn 3: Gắn Abutment và mão răng sứ

Sau khi trụ Implant đã ổn định và tích hợp hoàn toàn vào xương hàm. Bác sĩ gắn khớp nối Abutment, lấy dấu hàm và thiết kế mão răng sứ phù hợp với khớp cắn của bệnh nhân.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bước tiếp theo là gắn răng sứ lên trụ Implant. Bước này giúp hoàn thiện một chiếc răng nhân tạo có độ bền cao, khả năng ăn nhai tương đương răng thật.

Chăm sóc và theo dõi sau cấy ghép

Sau khi cấy ghép Implant và gắn răng sứ, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn chăm sóc và tái khám định kỳ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.

Chi phí trồng răng Implant là bao nhiêu?

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của dịch vụ trồng răng Implant: 

  • Loại Implant sử dụng: Mỗi loại Implant có mức giá khác nhau tùy thuộc vào chất lượng và thương hiệu của nó. Implant chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín như Straumann, Nobel Biocare hoặc Osstem, thường có giá cao hơn. Với Implant cao cấp, giá Implant cho 1 răng thường giao động từ 13 triệu đến 35 triệu đồng.
  • Chi phí gắn răng sứ: Sau khi trụ Implant đã được cấy vào xương hàm và tích hợp thành công, bước tiếp theo là gắn răng sứ lên trụ. Chi phí cho phần răng sứ cũng thay đổi tùy vào chất liệu bạn chọn. Răng sứ có thể được làm từ các chất liệu như sứ nguyên chất, sứ titan hoặc sứ kim loại. 
  • Chi phí khám và chẩn đoán: Trước khi tiến hành trồng răng Implant, bác sĩ cần phải kiểm tra tình trạng răng miệng, xương hàm và các yếu tố liên quan để lên kế hoạch điều trị cụ thể. Các xét nghiệm và chẩn đoán như chụp X-quang, CT scan 3D hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát đều có chi phí riêng. 
  • Chi phí ghép xương (nếu cần): Nếu bệnh nhân có vấn đề về xương hàm, chẳng hạn như tiêu xương sau khi mất răng lâu, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện ghép xương để tạo nền tảng vững chắc cho trụ Implant. Chi phí ghép xương có thể dao động tùy vào phương pháp và mức độ ghép cần thiết.

>>> Xem thêm bài viết: Bảng giá trồng răng implant tại Đà Nẵng chi tiết – My Smile

Nguyên nhân nào dẫn đến mất răng?

  • Bệnh viêm nướu và viêm nha chu: Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ quanh chân răng và nướu, tạo thành mảng bám. Nếu không được loại bỏ kịp thời, mảng bám có thể chuyển thành cao răng, gây viêm nhiễm và làm tổn thương mô nướu cũng như xương hàm.
  • Chấn thương hoặc tai nạn: Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất răng là chấn thương hoặc tai nạn. Va đập mạnh, té ngã hoặc tai nạn giao thông có thể làm răng bị gãy, lung lay hoặc rụng. 
  • Quá trình lão hóa: Khi tuổi tác tăng lên, xương hàm có thể yếu dần đi và khả năng tự tái tạo mô xương giảm sút. Điều này có thể làm cho các răng trở nên lung lay và dễ rụng. 
  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, thiếu canxi và các vitamin cần thiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc thiếu hụt các chất này có thể làm suy yếu răng, dẫn đến tình trạng gãy hoặc mất răng sớm.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý toàn thân cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và dẫn đến mất răng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn. 

Mất răng hàm lâu năm có trồng răng Implant được không?

Những trường hợp mất răng lâu năm vẫn có khả năng trồng răng Implant. Tuy nhiên, nếu xương hàm ở vị trí mất răng bị tiêu nhiều, nha sĩ sẽ yêu cầu thực hiện ghép xương để tái tạo lại xương hàm. Quá trình này có thể kéo dài thêm một vài tháng để xương được tích hợp hoàn toàn.

Như vậy, Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu giúp phục hồi răng đã mất. Mặc dù quy trình phức tạp và chi phí cao, nhưng đây lại là phương pháp hiệu quả và bền vững. 

Trồng răng Đà Nẵng

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ trồng răng Implant tại Đà Nẵng uy tín, hãy đến nha khoa My Smile để được thăm khám và tư vấn chi tiết cùng bác sĩ Cường. Bác sĩ có hơn 9 năm kinh nghiệm điều trị chỉnh nha, có bằng tốt nghiệp khóa đào tạo chỉnh nha chuyên sâu kéo dài 2 năm dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư Bác Sĩ Jean-Marc Retrouvey ở Đại Học McGill, Canada. Ngoài ra, bác còn có chứng chỉ cắm ghép Implant cấp bởi Đại học Y Dược, TP.HCM và từng có thời gian tu nghiệp cắm ghép Implant tại Mỹ.

    Đăng ký thông tin





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *