Một hàm răng chắc khỏe và trắng sáng vừa giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp vừa phản ánh sức khỏe răng miệng tốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như tuổi tác, tai nạn, hoặc bệnh lý nha khoa, tình trạng mất răng có thể xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Mất đi một hay nhiều chiếc răng không chỉ làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt, gây khó khăn trong ăn nhai, phát âm mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài.
Các phương pháp làm răng giả hay phục hình răng ngày nay đã đạt đến trình độ cao, mang đến những giải pháp hiệu quả để khôi phục lại hàm răng đã mất.
Tại sao mất răng lại nghiêm trọng hơn bạn nghĩ?
Nhiều người thường chủ quan khi bị mất một vài chiếc răng, đặc biệt là răng hàm nằm sâu bên trong. Tuy nhiên, việc không trồng răng giả kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và phức tạp hơn bạn tưởng:
- Giảm khả năng nhai: Khó khăn khi ăn đồ dai, cứng, có thể ảnh hưởng tiêu hóa.
- Tiêu xương hàm: Dẫn đến hóp má, móm, thay đổi cấu trúc mặt, trông già hơn.
- Răng xô lệch, sai khớp cắn: Răng kế cận và đối diện di chuyển, gây vấn đề khớp cắn, đau khớp thái dương hàm, khó vệ sinh.
- Ảnh hưởng phát âm: Khó phát âm một số âm, gây ngọng nghịu.
- Mất thẩm mỹ, giảm tự tin: Nụ cười kém duyên, ảnh hưởng giao tiếp và cuộc sống.
- Tăng nguy cơ bệnh răng miệng: Khó làm sạch kẽ răng xô lệch, dễ gây sâu răng, viêm nướu cho các răng còn lại.
Làm răng giả (hay còn gọi là phục hình răng) là phương pháp phục hồi những chiếc răng đã mất để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho gương mặt. Khi một hay nhiều răng bị mất, xương hàm tại vị trí này sẽ dần bị tiêu biến, khiến khuôn mặt trở nên già nua, hõm má. Ngoài ra, nếu không khắc phục kịp thời, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng xô lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn và sức khỏe tổng thể của răng miệng.
Việc phục hình răng sẽ giúp bảo vệ cấu trúc hàm, duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài, đồng thời mang đến sự tự tin khi giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Các phương pháp làm răng giả phổ biến hiện nay
Hiện nay, có 3 phương pháp làm răng giả phổ biến được nhiều người lựa chọn:
Trồng răng giả như thật bằng cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant được xem là cuộc cách mạng trong lĩnh vực phục hình răng mất, là phương pháp duy nhất có thể tái tạo một chiếc răng hoàn chỉnh bao cả chân răng và thân răng. Một trụ Implant làm từ Titanium (vật liệu tương thích sinh học cao, an toàn với cơ thể) được phẫu thuật đặt vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng nhân tạo.
Thời gian trụ Implant tích hợp vững chắc vào xương hàm, thường từ 3-6 tháng. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn một khớp nối Abutment và cuối cùng là mão răng sứ lên trên, tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh giống hệt răng thật cả về thẩm mỹ lẫn chức năng.
Ưu điểm của trồng răng Implant:
- Răng Implant trông tự nhiên như răng thật, không rơi rụng, lung lay sau khi trụ tích hợp thành công.
- Phục hồi cả chân và thân răng, giống như răng thật.
- Khả năng ăn nhai chắc chắn, cảm giác và lực nhai gần như 99% răng thật.
- Ngăn ngừa tiêu xương hàm nhờ trụ Implant truyền lực nhai xuống xương hàm, duy trì mật độ xương và cấu trúc khuôn mặt.
- Tuổi thọ cao, sử dụng lên đến hơn 25 năm hoặc trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
- Không cần mài các răng khỏe mạnh kế cận như làm cầu răng.
Nhược điểm của cấy ghép Implant:
- Chi phí cao hơn các phương pháp khác.
- Yêu cầu xương hàm đủ chắc khỏe để đặt trụ Implant, hoặc phải thực hiện ghép xương hàm trước khi trồng implant với các trường hợp xương hàm đã bị tiêu đáng kể.
Đối tượng trồng răng implant phù hợp:
- Người mất một, nhiều răng hoặc toàn hàm.Người muốn giải pháp bền vững, thẩm mỹ cao, chức năng ăn nhai tốt nhất.
- Người có điều kiện sức khỏe và tài chính tốt.
Quy trình tổng quan trồng răng Implant gồm các bước sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát, chụp phim CT Cone Beam đánh giá tình trạng xương hàm.
- Bước 2: Lập kế hoạch điều trị cụ thể dựa trên kết quả khám và phim chụp.
- Bước 3: Thực hiện phẫu thuật đặt trụ Implant vào xương hàm.
- Bước 4: Chờ thời gian trụ Implant tích hợp chắc chắn vào xương (thường từ 3-6 tháng).
- Bước 5: Gắn Abutment (trụ nối) và lấy dấu răng để chế tác mão răng sứ.
- Bước 6: Chế tác mão răng sứ theo dấu răng đã lấy.
- Bước 7: Gắn mão răng sứ lên Abutment, hoàn thiện phục hình răng Implant.
Xem thêm:
- Tất tần tật về quá trình trồng răng implant Đà Nẵng
- Bảng giá trồng răng implant Đà Nẵng tại Nha Khoa My Smile
Làm răng giả bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình cố định đã có từ lâu đời. Đúng như tên gọi, phương pháp này hoạt động như một “cây cầu” bắc qua khoảng trống mất răng. Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất bằng cách mài hai răng kế bên để làm trụ, sau đó gắn dãy răng sứ lên trên. Phương pháp này phù hợp khi mất từ 1 đến 3 răng liền nhau.
Để thực hiện phương pháp cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ hai hoặc nhiều răng thật khỏe mạnh ở hai bên khoảng trống mất răng để làm trụ đỡ (gọi là răng trụ). Sau đó, một dãy gồm ít nhất 3 mão răng sứ dính liền nhau (gọi là cầu răng) sẽ được chế tác.
Trong đó, các mão răng ở hai đầu sẽ gắn lên các răng trụ đã mài, còn mão răng ở giữa gọi là răng giả sẽ thay thế cho răng đã mất, nằm đè lên phần nướu tại vị trí mất răng.
Ưu điểm của cầu răng sứ:
- Thời gian hoàn thiện nhanh, thường chỉ mất khoảng 2-4 lần hẹn trong vòng vài ngày đến một tuần.
- Chi phí thấp hơn Implant, là lựa chọn kinh tế hơn so với cấy ghép Implant.
- Thẩm mỹ và chức năng khá tốt, phục hồi vẻ ngoài và khả năng ăn nhai tương đối tốt, khoảng 70 – 80%.
- Mang lại cảm giác ổn định hơn hàm giả tháo lắp.
Nhược điểm của cầu răng sứ:
- Cần mài nhỏ răng thật kế bên. Đây là nhược điểm lớn nhất của cầu răng sứ. Việc mài men răng có thể làm răng trụ yếu đi, nhạy cảm hơn và tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng trong tương lai.
- Không ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.
- Vệ sinh mất nhiều thời gian và sự tập trung. Cần dụng cụ vệ sinh đặc biệt (chỉ nha khoa luồn dưới cầu răng) tránh bị tích tụ mảng bám dưới trụ cầu, viêm nướu…
- Tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 10-15 năm.
Đối tượng phù hợp:
- Người mất một hoặc vài răng liền kề.
- Người có các răng trụ hai bên khoảng trống đủ khỏe mạnh.
- Người mong muốn giải pháp cố định nhanh chóng với chi phí vừa phải.
Quy trình tổng quan làm cầu răng sứ gồm các bước sau:
- Bước 1: Thăm khám, tư vấn và đánh giá tình trạng răng miệng.
- Bước 2: Mài nhỏ các răng thật kế cận để làm trụ và lấy dấu răng.
- Bước 3: Gắn răng tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai (nếu cần).
- Bước 4: Chế tác cầu răng sứ dựa trên dấu răng đã lấy.
- Bước 5: Thử và điều chỉnh cầu răng sứ, sau đó gắn cố định lên răng trụ.
Xem thêm:
Làm răng giả bằng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp truyền thống và đơn giản nhất để thay thế răng mất, đặc biệt khi mất nhiều răng hoặc toàn hàm. Phương pháp này sử dụng nền hàm bằng nhựa hoặc kim loại để gắn các răng giả lên trên, có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.
Hàm giả gồm một nền hàm làm bằng nhựa dẻo (Acrylic) hoặc khung kim loại, trên đó gắn các răng giả bằng nhựa hoặc sứ. Hàm này tựa trực tiếp lên nướu và có thể có các móc kim loại hoặc nhựa bám vào răng thật còn lại (đối với hàm bán phần) để tăng độ ổn định. Người dùng có thể tự tháo ra để vệ sinh và lắp vào khi sử dụng.
Ưu điểm của hàm giả tháo lắp:
- Chi phí thấp, tiết kiệm nhất trong ba phương pháp.
- Không cần phẫu thuật hay can thiệp mài răng, phù hợp với người lớn tuổi hoặc sức khỏe yếu.
- Dễ dàng vệ sinh và thay thế khi cần thiết.
Nhược điểm của hàm giả tháo lắp:
- Không cố định chắc chắn như 2 phương pháp trên có thể gây cảm giác vướng víu, khó chịu khi không dùng quen.
- Khả năng nhai yếu, không tốt bằng Implant hoặc cầu răng sứ. Chỉ phục hồi khoảng 20-40% sức nhai so với răng thật, khó ăn đồ cứng, dai.
- Không ngăn được tiêu xương hàm, có thể khiến xương hàm tiêu dần theo thời gian.
Đối tượng phù hợp:
Người mất nhiều răng, mất răng toàn hàm; người có ngân sách hạn chế; người cao tuổi hoặc sức khỏe không cho phép thực hiện các phương pháp phức tạp hơn; hoặc người cần giải pháp tạm thời trong khi chờ làm Implant hoặc cầu răng.
Quy trình tổng quan làm hàm giả tháo lắp gồm các bước sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát, đánh giá tình trạng răng miệng.
- Bước 2: Lấy dấu hai hàm để chế tác hàm giả.
- Bước 3: Thử khung sườn hoặc nền sáp để điều chỉnh vừa vặn với khuôn hàm.
- Bước 4: Thử răng giả để kiểm tra độ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
- Bước 5: Giao hàm giả hoàn chỉnh và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng, vệ sinh đúng cách.
Cách lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp nhất
Mỗi người sẽ có nhu cầu, tình trạng răng hàm và khả năng tài chính khác nhau. Việc lựa chọn giữa Implant, cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước khi quyết định phương án trồng răng giả phù hợp, bạn hãy tham khảo các yếu tố sau đây:
- Số lượng và vị trí răng mất: Nếu bạn bị mất 1-2 răng có thể cân nhắc Implant hoặc cầu răng. Mất nhiều răng hoặc toàn hàm thì Implant hoặc hàm tháo lắp là lựa chọn phổ biến.
- Tình trạng xương hàm và sức khỏe răng miệng: Cấy ghép Implant yêu cầu xương hàm đủ dày và chắc. Cầu răng sứ cần răng trụ khỏe mạnh. Hàm tháo lắp ít yêu cầu hơn về xương nhưng cần nướu khỏe. Bạn cần được kiểm tra về tình trạng hàm răng trước khi lựa chọn.
- Sức khỏe tổng quát và thói quen thiếu lành mạnh: Các bệnh lý mãn tính như tiểu đường không kiểm soát, bệnh tim mạch nặng, loãng xương nặng hay hút thuốc, ăn uống thiếu khoa học… có thể ảnh hưởng đến khả năng trồng răng của bạn. Hãy khám tổng quát trước khi lựa chọn phương pháp trồng răng giả.
- Ngân sách: Chi phí là yếu tố quan trọng khi quyết định sử dụng phương pháp y tế nào. Bạn nên xem xét ngân sách của mình và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn được giải pháp hợp lý và đảm bảo sức khỏe dài lâu.
- Mong muốn về thẩm mỹ và chức năng: Nếu bạn ưu tiên thẩm mỹ tự nhiên và ăn nhai như thật, hãy chọn trồng răng Implant.
- Sự tiện lợi và khả năng chăm sóc: Hàm tháo lắp đòi hỏi vệ sinh thường xuyên và có thể gây bất tiện. Implant và cầu răng sứ cố định tiện lợi hơn nhưng vẫn cần chăm sóc kỹ.
Xem thêm: So sánh trồng răng Implant với Cầu răng sứ, Hàm giả tháo lắp
Bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không tư vấn hay đưa lời khuyên thay bác sĩ nha khoa cho mọi trường hợp. Bạn hãy tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, chụp phim X-quang hoặc CT Cone Beam, đánh giá tình trạng cụ thể của bạn. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất, giải thích rõ ràng về quy trình, chi phí, ưu nhược điểm của từng phương án.
Nha khoa quốc tế My Smile Clinic – Địa chỉ trồng răng Implant tại Đà Nẵng chất lượng
Nha Khoa thẩm mỹ Đà Nẵng My Smile được điều hành bởi giám đốc chuyên môn BS.CKI. Đặng Ngọc Cường, là bác sĩ tốt nghiệp ĐH Y Dược HCM R2007. BS Cường có 9 năm kinh nghiệm điều trị chỉnh nha, có bằng tốt nghiệp khóa đào tạo chỉnh nha chuyên sâu kéo dài 2 năm dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư Bác Sĩ Jean-Marc Retrouvey ở Đại Học McGill, Canada. Bác sĩ có chứng chỉ cắm ghép Implant cấp bởi ĐH Y Dược HCM Tu nghiệp cắm ghép Implant tại Mỹ, trở thành thành viên Hiệp hội Cấy Ghép Nha Khoa HSDi.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cùng trang thiết bị không ngừng cải tiến, và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, do đó khi trồng răng implant tại nha khoa My Smile bạn hoàn toàn yên tâm bởi tỷ lệ thành công cao, không xảy ra tình trạng đào thải trụ Implant đồng thời không gây bất cứ tác động nào đến những răng bên cạnh.