Chat ngay
Chat Zalo

Gọi 08 8888 4418

Tiêu xương hàm có trồng răng được không?

“Tiêu xương hàm có trồng răng được không?” là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về các phương pháp phục hình răng. Thực tế, với sự tiến bộ của công nghệ nha khoa hiện đại, việc trồng răng trong trường hợp này hoàn toàn có thể thực hiện được.

Trong bài viết dưới đây, nha khoa My Smile sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trồng răng sau khi bị tiêu xương hàm, từ đó, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Tiêu xương hàm có trồng răng được không?

Tiêu xương hàm là hiện tượng xương ổ răng bị thoái hóa, suy giảm về mật độ và thể tích do mất răng lâu ngày. Không chỉ ảnh hướng đến thẩm mỹ, tình trạng này còn gây khó khăn trong việc trồng răng. 

Tuy nhiên, với sự phát triển của nha khoa hiện đại, người bệnh vẫn có thể trồng răng bằng cách ghép xương nhân tạo hoặc sử dụng kỹ thuật nâng xoang để tái tạo đủ nền tảng cho trụ Implant. Vậy câu trả lời cho câu hỏi “tiêu xương hàm có trồng răng được không?” là có. 

Tiêu xương hàm có trồng răng được không?

Quy trình trồng răng khi bị tiêu xương hàm 

Với những trường hợp mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương hàm, việc cấy ghép Implant không thể thực hiện ngay mà cần trải qua các bước đánh giá và can thiệp hỗ trợ như ghép xương hoặc nâng xoang. Dưới đây là quy trình điều trị tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh

Bước đầu tiên và bắt buộc là thăm khám lâm sàng và chụp phim CT Cone Beam 3D – một kỹ thuật hình ảnh cung cấp dữ liệu ba chiều chi tiết về xương hàm. Bác sĩ sẽ dựa trên phim này để đánh giá chính xác mức độ tiêu xương (về chiều cao, chiều rộng, mật độ xương) cũng như xác định mối liên hệ với các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh ổ răng dưới.

Tùy vào vị trí mất răng (vùng răng cửa, răng hàm nhỏ hay hàm lớn), bác sĩ sẽ xem xét nguy cơ tiêu xương đứng và tiêu xương ngang khác nhau, từ đó xác định xem có cần ghép xương hay không, nếu cần thì ghép loại nào, ở vị trí nào.

Bước 2: Lập kế hoạch điều trị 

Dựa trên dữ liệu phim chụp, bác sĩ sẽ thiết kế kế hoạch điều trị trên phần mềm giả lập, bao gồm:

  • Vị trí và hướng đặt trụ Implant (tránh các vùng tiêu xương quá nặng hoặc sát xoang/hệ thống thần kinh)
  • Kích thước trụ phù hợp với thể tích xương còn lại
  • Loại vật liệu ghép xương (xương tự thân, xương dị chủng, hoặc vật liệu tổng hợp)
  • Các bước phục hồi xương trước hoặc đồng thời khi đặt trụ
  • Dự kiến thời gian chờ tích hợp xương và lịch tái khám

Bước 3: Phẫu thuật ghép xương hoặc nâng xoang

Trong trường hợp xương hàm không đủ chiều cao hoặc chiều rộng để nâng đỡ Implant, bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Ghép xương tự thân hoặc nhân tạo: nhằm tái tạo thể tích xương bị mất. Vùng lấy xương tự thân thường là vùng cằm, góc hàm hoặc vùng xương chậu.
  • Nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở: áp dụng khi vùng xoang hàm trên bị hạ thấp do tiêu xương. Bác sĩ sẽ nâng màng xoang lên và ghép xương vào khoảng trống đó.

Thời gian lành thương và tích hợp của xương ghép thường kéo dài từ 4 đến 9 tháng tùy cơ địa và kỹ thuật thực hiện.

Bước 4: Đặt trụ Implant chuẩn 3D

Khi nền xương đã đạt tiêu chuẩn về thể tích và mật độ, bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ Implant. Thông thường, việc cấy ghép được hỗ trợ bởi công nghệ Surgical Guide – một khay định vị được thiết kế riêng dựa trên phim CBCT và dấu hàm bệnh nhân.

  • Đặt trụ đúng hướng, đúng vị trí như trên phần mềm mô phỏng
  • Hạn chế tối đa sang chấn mô mềm và mô xương
  • Rút ngắn thời gian phẫu thuật và hồi phục

Sau cấy trụ, vùng cấy ghép sẽ được khâu kín và chờ từ 3–6 tháng để quá trình tích hợp xương diễn ra hoàn toàn. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể được gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ.

Bước 5: Gắn Abutment và lấy dấu phục hình

Khi trụ Implant đã tích hợp vững chắc trong xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành mở nướu nhẹ để gắn Abutment. Đây là một khớp nối giữa trụ Implant và mão răng phía trên. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng theo hai cách:

  • Lấy dấu truyền thống: dùng vật liệu chuyên dụng như silicone để tạo khuôn mẫu hàm.
  • Lấy dấu kỹ thuật số: sử dụng máy quét trong miệng để ghi lại hình ảnh ba chiều chính xác của hàm răng.

Dữ liệu lấy dấu sẽ được gửi đến phòng kỹ thuật phục hình răng, nơi các kỹ thuật viên sử dụng công nghệ CAD/CAM để thiết kế và chế tác mão sứ. 

Bước 6: Lắp mão sứ và hoàn thiện phục hình

Răng sứ sẽ được cố định trên Abutment bằng vít hoặc xi măng nha khoa chuyên dụng. Loại răng sứ thường được lựa chọn là Zirconia nguyên khối hoặc sứ kim loại – có độ chịu lực cao, màu sắc tự nhiên và bền vững lâu dài.

Khi quá trình này hoàn tất, bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường mà không còn lo lắng về tiêu xương, tụt nướu hay các biến chứng do răng mất gây ra.

Bước 7: Chăm sóc sau phục hình và tái khám định kỳ

Sau phục hình, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chế độ chăm sóc răng Implant tương tự như răng thật. Các bước chăm sóc răng miệng bao gồm: 

  • Vệ sinh kỹ vùng quanh trụ
  • Dùng chỉ nha khoa và tăm nước
  • Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để theo dõi độ ổn định của Implant và tình trạng xương hàm.

Một số câu hỏi thường gặp về tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm có chữa được không?

Tiêu xương hàm có thể chữa được. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý đến tình trạng tiêu xương của răng theo các giai đoạn sau: 

  • Tiêu xương nhẹ (6–12 tháng đầu): Có thể trồng Implant sớm để ngăn tiêu xương tiếp diễn, bảo tồn xương và rút ngắn thời gian điều trị.
  • Tiêu xương trung bình (1–3 năm): Cần ghép xương nhân tạo hoặc xương tự thân trước hoặc cùng lúc với cấy trụ Implant.
  • Tiêu xương nặng (trên 5 năm): Có thể phải ghép xương, nâng xoang hoặc kéo giãn xương để đủ thể tích cho cấy ghép.
  • Tiêu xương toàn bộ: Giải pháp tối ưu là cấy ghép toàn hàm với kỹ thuật All-on-4/All-on-6, không cần ghép xương phức tạp.

Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?

Hậu quả của tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm rất nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng sau: 

  • Biến đổi khuôn mặt: Tiêu xương làm mất điểm tựa mô mềm, dẫn đến hóp má, da chảy xệ và “móm giả”. Gương mặt trông già hơn, cằm nhô, môi lõm, khoảng cách từ mũi đến cằm thu hẹp rõ rệt.
  • Giảm chức năng ăn nhai: Xương hàm tiêu khiến lực nhai không đều, răng còn lại dễ tổn thương. Người bệnh khó nghiền thức ăn, nuốt vội, gây áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Lệch khớp cắn, ảnh hưởng khớp thái dương hàm: Mất răng gây răng trồi, nghiêng, dẫn đến lệch khớp cắn. Về lâu dài, khớp thái dương hàm bị quá tải, gây đau hàm, mỏi cơ, khó há miệng hoặc đau đầu.

Khó khăn trong việc phục hình răng: Càng tiêu xương lâu, việc trồng răng càng phức tạp. Nhiều trường hợp phải ghép xương, nâng xoang, kéo dài điều trị và tăng rủi ro. Nếu chậm trễ quá mức, có thể mất hoàn toàn cơ hội phục hồi.

Trồng răng Implant là cách khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả

Khác với các phương pháp truyền thống như cầu răng hay hàm giả tháo lắp, Implant không chỉ phục hồi thân răng mà còn thay thế cả chân răng đã mất. Nhờ vậy, đây được xem là lựa chọn toàn diện giúp bảo tồn cấu trúc xương và duy trì thẩm mỹ gương mặt.

>>> Đọc thêm bài viết “So sánh trồng răng Implant và Cầu răng sứ, Hàm giả tháo lắp

Những lợi ích mà phương pháp trồng răng Implant mang lại có thể kể đến như:

  • Trụ Implant hoạt động như một chân răng thật: Trụ Implant bằng Titanium có khả năng tích hợp sinh học với xương hàm, tạo liên kết vững chắc như một chân răng thật. Nhờ vậy, lực nhai được truyền trực tiếp xuống xương, giúp duy trì mật độ xương và ngăn chặn tiêu xương.
  • Duy trì cấu trúc khuôn mặt và khớp cắn: Implant thay thế chân răng đã mất, giúp ổn định vị trí các răng còn lại, duy trì khớp cắn cân bằng và giữ nguyên hình dáng khuôn mặt, ngăn ngừa tình trạng hóp má hay “móm giả” do tiêu xương lâu ngày.
  • Hiệu quả lâu dài, cải thiện khả năng ăn nhai: So với cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp, răng Implant bền chắc hơn và cho cảm giác ăn nhai gần như răng thật. Nếu được chăm sóc đúng cách, trụ Implant có thể tồn tại trọn đời mà không cần thay thế nhiều lần.

My Smile Clinic tự hào là địa chỉ nha khoa chuyên sâu về cấy ghép Implant uy tín hàng đầu tại Đà Nẵng hiện nay với hơn 150 ca điều trị về răng Implant thành công. Quy trình trồng răng Implant tại nha khoa My Smile được thực hiện theo tiêu chuẩn y khoa nghiêm ngặt, áp dụng kỹ thuật cấy ghép Implant chuyên sâu theo công nghệ Mỹ.

Phản hồi của bệnh nhân sau khi trồng răng Implant

My Smile - Trồng răng Implant Đà Nẵng uy tín

Bác sĩ CKI. Đặng Ngọc Cường, người điều hành nha khoa, có hơn 9 năm kinh nghiệm điều trị chỉnh nha, có bằng tốt nghiệp khóa đào tạo chỉnh nha chuyên sâu kéo dài 2 năm dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư Bác Sĩ Jean-Marc Retrouvey ở đại học McGill, Canada. Bác sĩ Cường có chứng chỉ cắm ghép Implant cấp bởi đại học Y Dược HCM, cũng như có thời gian tu nghiệp cắm ghép Implant tại Mỹ, trở thành thành viên Hiệp hội Cấy Ghép Nha Khoa HSDi.

Nha khoa My Smile - Trồng răng Implant tại Đà Nẵng uy tín

Kết luận 

Mặc dù tiêu xương hàm gây khó khăn trong việc trồng răng, nhưng các phương pháp như cấy ghép Implant kết hợp với nâng xương hàm vẫn có thể giúp khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ của răng miệng. 

Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc tìm kiếm địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại Đà Nẵng, hãy đến nha khoa My Smile. Đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án tối ưu nhất.

    Đăng ký thông tin





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *